Bàn thờ thần tài gồm những gì? Cách bày trí thế nào?

Thờ cúng thần tài không chỉ là tín ngưỡng dân gian mà được xem là văn hóa truyền thống của người Việt. Nhất là người kinh doanh thờ cúng thần tài với mong muốn phát tài phát lộc, luôn gặp may mắn, che chở. Thường bàn thờ thần tài được đặt theo hướng cửa chính, nơi thoáng mát, không cản trở việc đi lại. Vậy trên bàn thờ thần tài gồm những gì? Cách bày trí ra sao? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên tắc đặt bàn thờ thần tài hợp phong thủy

Bàn thờ thần tài gồm những gì? Cách bày trí thế nào?-1

Với những người kinh doanh, buôn bán thì việc thờ cúng thần tài rất quan trọng. Bởi thần tài sẽ giúp đường làm ăn trở nên tươi sáng, luôn gặp nhiều may mắn, tài lộc đong đầy. Làm việc gì cũng thuận lợi và thành công, tiền của vật chất đầy túi.

Tuy nhiên khi thờ cúng vị thần này, mọi người nắm rõ các nguyên tắc cơ bản từ vị trí đặt cho đến hướng đặt bàn thờ thần tài. Nguyên tắc “vàng” khi thờ cúng thần tài là phải đặt ở vị trí thoáng đãng, đúng ánh sáng và gió, không cản trở việc đi lại.

Đặc biệt là đặt ở vị trí dễ quan sát, luôn hướng theo cửa chính của ngôi nhà, cửa hàng. Những nhớ rằng không đặt bàn thờ thần tài ở nơi bẩn thỉu, dơ bẩn hay những nơi tối tăm, thiếu ánh sáng.

Bàn thờ thần tài gồm những gì? Cách bố trí ra sao?

Bàn thờ thần tài gồm những gì? Cách bày trí thế nào?-2

Dưới đây là những vật dụng thường có trên bàn thờ thần tài, thổ địa. Mời bạn cùng xem qua.

1. Bài vị thần tài

Thường bài vị này viết dòng chữ “Chiêu tài tiến bảo” hoặc câu đối ” Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” được viết hai bên thành bàn thờ thần tài. Điều đặc biệt là phía trước bài vị luôn có một trăm thoi vàng giấy.

2. Tượng thần tài, thổ địa

Tượng các vị thần được làm bằng gốm sứ, thần tài tượng trưng cho điều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Thổ địa tượng trưng cho việc cai quản đất đai mang lại sự bình an, hạnh phúc cho gia đình.

Chính vì điều này mà 2 vị thần này luôn đặt cạnh nhau trên bàn thờ. Hãy nhớ rằng tượng thần tài đặt bên trái bàn thờ còn tượng thổ địa đặt bên phải bàn thờ.

3. Hũ gạo, muối và nước

Trên bàn thờ thần tài luôn có 3 hũ này, quan trọng là 3 hũ đều phải đầy tượng trưng cho sự đong đầy, dư giả. Nhiều người cho rằng gạo, muối và nước là những thực phẩm thiết yếu của con người. Việc đặt 3 hũ này lên bàn thờ thần tài nhằm cầu mong cuộc sống luôn ấm no, gia đạo bình an và hạnh phúc.

Lưu ý: 3 hũ này không được thay thường xuyên, chỉ nên thay vào dịp cuối năm. Ngoài ra hãy đặt 3 hũ này ở vị trí chính giữa 2 vị thần.

4. Bát hương

Bát hương trên bàn thờ thần tài được dán keo cố định phía sau hũ gạo, muối, nước. Trước khi đặt bát hương lên bàn thờ, gia chủ hãy rửa bát hương ra rượu trắng hoặc nước lá bưởi. Bên trong bát hương sử dụng cát trắng để giữ chặt chân nhang.

Để tránh động đến bát hương khi lau chùi, dọn dẹp, bạn nên dùng keo dán chết bát hương. Nhiều người quan niệm rằng việc xê dịch bát nhang sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn, kinh doanh giảm sút, không được thuận lợi và hanh thông.

Lưu ý: Khi thắp hương bàn thờ thần tài, gia chủ nên kiêng thắp nhang số chẵn. Tốt nhất thắp 3 hoặc 5 nén, nhiều người nghĩa số lẻ là số tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nổi.

Bàn thờ thần tài gồm những gì? Cách bày trí thế nào?-3

5. Hoa cúng

Thường hoa cúng bàn thờ thần tài thổ địa thường là hoa tươi như hoa cúc, hoa đồng tiền. Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, vì vậy bình hoa cúng thần tài đặt bên phải bàn thờ, tránh chọn hoa giả hoặc hoa không tươi nhé.

6. Trái cây cúng

Thường mâm trái cây cúng thần tài thổ địa đủ 5 loại (5 loại bất kỳ) và mâm trái cây này được đặt bên phải bàn thờ. Lưu ý: Đối với mâm trái cây cúng thần tài, gia chủ có thể thay mỗi ngày hoặc thay vào mùng 1 hoặc ngày rằm hằng tháng. Bên cạnh đó khi chọn quả chuối cúng thần tài, gia chủ hãy chọn nải chuối có số lẻ trái.

7. Khay xếp 5 chén nước

Thường khay xếp nước cúng thần tài được xếp theo hình chữ nhất, điều này tượng trưng cho ngũ phương, làm ăn lúc nào cũng phát tài phát lộc. Tiền của vật chất lúc nào cũng đong đầy và rủng rỉnh đầy túi.

8. Ông Cóc

Trên bàn thờ thần tài luôn đặt ông Cóc ở bên trái, khi thắp hương buổi sáng thì gia chủ quay ông Cóc ra ngoài để đón lộc, may mắn. Khi tối về, gia chủ quay ông Cóc vào trong nhà để giữ lộc, tránh phát sinh thất thoát tiền của.

9. Bát nước đổ đầy nước và cánh hoa tươi

Bát nước này được gia chủ chọn là tô sứ đẹp đổ đầy nước và hoa tươi trải đều trên mặt nước. Trong phong thủy người ta gọi cái này là “Minh Đường Tụ Thủy”, đây được xem là một cách giữ tiền không bị trôi lạc mất khỏi tay của gia chủ.

10. Tỏi

Theo quan niệm của nhiều người, tỏi là vật mang ý nghĩa xua đuổi tà ma. Chính vì vậy gia chủ nên đặt 5 củ tỏi ở trên bàn thờ thần tài nhằm tránh tà ma đam bám, luôn đem lại may mắn và tài lộc trong làm ăn kinh doanh.

Một số lưu ý khi thờ cúng thần tài cầu tài lộc

Bàn thờ thần tài gồm những gì? Cách bày trí thế nào?-4

Khi bày trí vật dụng trên bàn thờ thần tài thổ địa, gia chủ cần lưu ý một vài điều dưới đây, tránh phạm vào đại kỵ, đem lại nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống.

– Sau khi thỉnh thần tài, thổ địa về nhà. Gia chủ nên tắm tượng các vị thần với rượu hoặc nước lá bưởi nhằm xua đuổi tà khí, tránh điềm điềm xui xẻo.

– Thắp hương bàn thờ thần tài luôn là số lẻ, tượng trưng cho may may mắn và bình an.

– Tượng ông Cóc khi thắp hương vào mỗi sáng hãy quay ra ngoài để đón lộc, tối về thì quay vào trong để giữ lộc, tránh thất thoát tài lộc của ban ngày.

– Đồ cúng thần tài như trái cây cần rửa thật sạch trước khi dâng cúng. Nên chọn hoa tươi để cúng thần tài thổ địa.

– Trái cây và hoa tươi gia chủ có thể thay mỗi ngày hoặc thay vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm. Còn những vật dụng khác trên bàn thờ chỉ thay 1 lần trong năm vào dịp cúng vía thần tài.

>>> Xem thêm: Cách bốc bát hương thần tài, thổ địa tại nhà

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết bàn thờ thần tài gồm những gì rồi phải không? Qua cách bố trí đồ cúng trên bàn thờ thần tài, hi vọng các thần vị phù hộ đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Đường công danh sự nghiệp ngày càng tươi sáng, gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống tương lai.

Chia sẻ