Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2022, 2023, 2024

Rút chân nhang là một trong những việc cần làm khi dọn bàn thờ thần linh, gia tiên. Khi bạn thực hiện đúng cách, tin chắc vận khí may mắn & tài lộc vào nhà vô số. Thế bạn đã biết ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2021, 2022 & năm 2023 là những ngày nào theo âm dương lịch không? Hãy cùng ngayam.com tìm câu trả lời chuẩn xác, qua đó áp dụng vào thực tiễn nhé.

Có cần chọn ngày tốt tỉa chân nhang không?

Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2022, 2023, 2024-1

Rút/ tỉa chân nhang là một việc hết sức cần thiết khi dọn dẹp bàn thờ thần linh, gia tiên. Mục đích của việc làm này nhằm làm sạch bàn thờ cúng nói chung và ly hương nói riêng.

Khi bàn thờ cúng sạch sẽ, thoáng mát sẽ thể hiện sự thành kính của gia chủ đến các vị thần linh, tổ tiên. Mong các vị thần nhận lễ và ban phước lành cho cả nhà. Mọi người trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống.

Chính vì điều này mà việc tỉa chân nhang vô cùng cần thiết. Những ai thờ cúng đều nên chọn ngày tốt đẹp để dọn dẹp và tỉa chân nhang sao cho đúng cách. Đừng tùy tiện thực hiện việc này, không kẻo rước họa, xui xẻo vào nhà.

Thường xuyên tỉa chân nhang tốt hay xấu

Mặc dù tỉa chân nhang là việc hết sức cần thiết trong thờ cúng. Thế nhưng gia chủ không nên thường xuyên, ngày nào cũng tỉa chân nhang. Thay vào đó bạn có thể lau chùi và sắp xếp mọi vật dụng trên bàn thờ sao cho ngay ngắn và hợp lý.

Khi mọi vật dụng trưng bày trên bàn thờ ngay ngắn luôn thể hiện sự trang nghiêm và thành kính. Nhìn vào không gian thờ cúng lúc nào cùng ấm cúng và tràn ngập vượng khí tốt lành.

Để tránh khói tàn của nhang bay bụi khắp bàn thờ. Gia chủ nên dùng một đĩa lớn đặt dưới ly hương. Cứ đến ngày rằm hoặc mùng 1 mỗi tháng, gia chủ vệ sinh đĩa đựng khói tàn của nhang rơi xuống là được.

Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2021

Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2022, 2023, 2024-2

Chọn ngày tốt để tỉa chân nhang 2021 là một vấn đề luôn được rất nhiều người quan tâm. Và theo phong tục thờ cúng của người Việt chúng ta, việc tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ thần linh, gia tiên chỉ được thực hiện 1 lần trong năm.

  • Âm lịch: ngày 23.12.2021
  • Dương lịch: ngày 25.01.2022 (nhằm ngày thứ 5 trong tuần)

Ngày 23 tháng Chạp cũng là ngày đưa ông Táo về trời. Và để bàn thờ thần linh, gia tiên được sạch sẽ và thoáng mát hơn trước khi làm lễ đưa ông Táo về trời. Gia chủ thường dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang trước đó 1 ngày tức là ngày 22 tháng Chạp.

Khung giờ tốt đẹp để tiến hành tỉa chân nhang từ 6h – 11h và 13h – 17h. Tuy nhiên mỗi nơi có một phong tục tập quán riêng, nơi thời gian bốc lại bát hương có thể diễn ra trong các ngày lẻ trong tháng Chạp, trừ ngày 17 và ngày 29.

Ngày tốt dọn bàn thờ, tỉa chân nhang năm 2022

Tết Nguyên Đán là dịp để nhà nhà trang hoàng nhà cửa. Song đó là dịp để gia chủ dọn dẹp bàn thờ sao cho sạch sẽ và thông thoáng nhất có thể. Nếu quý bạn cảm thấy bàn thờ cúng gia tiên, thần linh quá cũ thì đây cũng là dịp để gia chủ thay cái mới. Một phần trang bị cho thần linh, tổ tiên một nơi cư ngụ mới, đẹp và khang trang hơn. Mặc khác để tân trang lại nhà cửa thông qua bàn thờ gia tiên giữa nhà.

Lưu ý khi chuyển vật dụng từ bàn thờ cũ sang bàn thờ mới, gia chủ nên cẩn thận và di dời nhẹ tay. Tránh làm rơi rớt các vật dụng, đặc biệt hãy phân loại kỹ càng. Đồ vật nào không dùng được thì đem hóa tro, riêng đồ vật nào không đốt được thì cho vào túi cất giữ cẩn thận ở nơi thanh tịnh.

Ngày đẹp để dọn bàn thờ cũng như tỉa chân nhang năm 2022 cụ thể như sau:

  • Âm lịch: ngày 23.12.2022
  • Dương lịch: ngày 14.01.2023 (nhằm ngày thứ 7)

Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm 2023

Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2022, 2023, 2024-3

Trong năm 2023, ngày rút chân nhang tốt nhất rơi vào ngày:

  • Âm lịch: ngày 23.12.2023
  • Dương lịch: ngày 02.02.2024 (nhằm ngày thứ 6)

Trước khi tiến hành rút/ tỉa chân nhang, gia chủ nên dâng lễ thắp hướng xin phép các vị thần linh, tổ tiên đang thờ cúng. Song đó tránh làm vỡ những vật dụng quan trọng trên bàn thờ khi dọn dẹp bàn thờ.

Điều này hoàn toàn không tốt trong phong thủy, điềm báo không may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt khi dọn dẹp bàn thờ, gia chủ nên mở rộng cửa chính. Thắp sáng không gian thờ cúng.

Những kiêng kỵ khi tỉa chân nhang

Khi dọn dẹp bàn thờ cũng như rút/ tỉa chân nhang, gia chủ cần lưu ý một vài điều dưới đây. Không cẩn thận rước họa vào nhà lúc nào không hay nhé.

  • Khi dọn dẹp bàn thờ, các vật dụng trưng bày trên bàn thờ hãy di dời thật nhẹ tay. Tránh làm vỡ đổ, điều này tượng trưng cho điềm xui xẻo mà gia chủ đối diện trong thời gian tới
  • Trước khi tỉa chân nhang, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ. Song đó cần ăn mặc gọn gàng và chỉnh tề
  • Khi bắt tay vào tỉa chân nhang, gia chủ cần dâng lễ thắp hương xin phép thần linh, tổ tiên
  • Hãy dọn dẹp, lau chùi và tỉa chân nhang bàn thờ Phật trước. Sau đó mới đến bàn thờ gia tiên
  • Sau khi chân nhang được rút ra khỏi bát hương, gia chủ nên để ngay ngắn rồi đem hóa tro. Tuyệt đối không vứt bừa bãi, không kẻo phạm húy phong thủy.

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong 49 ngày có tang

Chọn ngày đẹp tỉa chân nhang là một việc vô cùng cần thiết và ý nghĩa. Khi bạn chọn đúng ngày và thực hiện hợp phong thủy, tin chắc tài lộc & may mắn mang lại rất nhiều. Nhờ đó mà cuộc sống trở nên sung túc và viên mãn hạnh phúc. Thế nhưng khi thực hiện việc rút chân nhang, quý bạn cần kiêng kỵ một vài điều. Tránh phạm phải, không kẻo thần linh, tổ tiên phạm trách.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Chia sẻ