Cúng Tổ Nghề May Cuối Năm: Lễ Vật, Văn Khấn

Cúng tổ nghề may dần trở thành phong tục tập quán gắn liền với văn hóa của người Việt. Đây là dịp để các thợ may bày tỏ lòng thành kính, ngưỡng vọng các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Một việc làm tượng trưng cho văn hóa truyền thống uống nước nhớ nguồn của bộ phận người lao động. Mong tổ nghề phù hộ, ban phước lành cho gia chủ gắn bó lâu dài với nghề may. Sau đây là mâm lễ vật, văn khấn cúng tổ nghề may, mời quý bạn xem qua.

Nguồn gốc lễ cúng tổ nghề may

Cúng Tổ Nghề May Cuối Năm: Lễ Vật, Văn Khấn-1

Nghề may có từ rất lâu đời, theo truyền thuyết thì tổ nghề may chính là bà Nguyễn Thị Sen – Tứ Phi Hoàng Hậu. Bà được sinh ra và lớn lên tại trấn Sơn Tây – một thị trấn nổi tiếng về tơ lụa. Lúc bấy giờ, bà được mệnh danh là người phụ nữ đảm đang, không chỉ xinh đẹp mà còn giỏi việc nhà, may vá.

Nhân duyên đưa đầy bà gặp được nhà vua Đinh Tiên Hoàng. Cả hai bén duyên thành vợ chồng và sắc phong bà thành Tứ Phi Hoàng Hậu đảm nhận vai trò cai quản hậu cung về bọ may trang phục trong Hoàng Triều.

Vốn là người khéo léo cộng với tài thông minh và sáng tạo nên những trang phục do bà may ra khá đẹp và trang trọng. Chẳng may nhà vua bị sát hại, triều đình sụp đỗ. Bà quyết trở lại nơi mình sinh ra và truyền kinh nghiệm may vá lại cho người dân trong làng.

Và kể từ đó nghề may ngày càng phát triển và được lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay. Về sau bà mất nhằm ngày 12 tháng Chạp nên mọi người lấy người này là ngày tưởng nhớ và lập lễ cúng tổ nghề may trùng ngày với ngày mất của bà.

Cúng tổ nghề may vào ngày mấy?

Cúng Tổ Nghề May Cuối Năm: Lễ Vật, Văn Khấn-2

Hàng năm, cứ đến ngày 12 tháng Chạp thì các thợ may tổ chức lễ cúng tổ nghề may nhằm tưởng nhớ công lao người đã lưu truyền nghề thủ nghệ. Có thể nói lễ cúng này là một nghi thức thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Nhằm cám ơn những vị tiền bối đã lưu truyền các nghề thủ nghệ cho con cháu, một cái nghề mang lại cái đẹp cho mọi người.

Không những thế, cúng tổ nghề may nhằm mong tổ nghề phù hộ và ban phước lành cho thợ may gắn bó lâu dài với nghề. Song đó tránh những điều không hay trong lúc may vá, mang tổ nghề phù hộ tạo ra nhiều trang phục đẹp, phục vụ cho mọi người.

Mâm lễ vật cúng tổ nghề may

Tùy theo vùng miền mà mâm lễ vật cúng tổ nghề khác nhau. Quan trọng là tấm lòng mà người thợ may dâng lên các vị tiền bối có công với nghề may. Thường mâm lễ vật cúng tổ nghề may khá đơn giản, bao gồm:

  • 1 bình hoa tươi
  • 1 đĩa trái cây tươi
  • 1 con gà luộc
  • Đĩa trầu cau
  • 1 ly rượu + 1 ly nước

Bên cạnh đó một số thợ may còn cúng thêm đầu heo, hoặc thịt quay ,… tùy theo ước nguyện, lời cúng vái của gia chủ mà mâm lễ vật cúng tổ nghề khác nhau.

Cúng Tổ Nghề May Cuối Năm: Lễ Vật, Văn Khấn-3

Văn khấn cúng tổ nghề may

Sau khi chuẩn bị hoàn tất khâu mâm lễ vật, gia chủ hãy bày trí gọn gàng lên bàn cúng. Vị trí đặt bàn may, nơi gia chủ thường xuyên may vá quần áo. Sau đó thắp hương và đọc bài văn khấn cúng tổ nghề may. Mong tổ nghề phù hộ giúp thợ may gắn bó lâu dài với nghề.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ……………

Cư ngụ tại………

Hôm nay là ngày 12 tháng Chạp năm …………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén nhang hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề MAY.

Con cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề MAY thương xót cho tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, tâm đạo mở mang, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

>>> Xem thêm: Cách Lau Dọn Bàn Thờ Cuối Năm Đón Tài Lộc, May Mắn

Bên trên là lễ cúng tổ nghề may cuối năm: lễ vật, văn khấn. Đây là dịp để những ai đã và đang theo đuổi nghề may vá bày tỏ lòng thành kính các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Mong tổ nghề phù hộ và ban phước lành cho gia chủ gắn bó lâu dài với nghề may.

Chia sẻ