Xả tang là gì? Những kiêng kỵ khi chưa xả tang

Xả tang là một trong những nghi lễ sau khi người thân trong gia đình qua đời. Nghi lễ này nhằm mục đích bày tỏ tấm lòng thương nhớ, sự đau buồn với người đã mất. Vậy xả tang là gì? Thời gian bao lâu thì xả tang? Những kiêng kỵ khi chưa xả tang là gì? Hãy cùng ngayam tham khảo bài viết dưới đây.

Xả tang là gì?

Xả tang là gì? Những kiêng kỵ khi chưa xả tang-1

Sau khi người thân trong gia đình vừa qua đời, người còn sống tổ chức tang lễ bày tỏ sự đau buồn, thương tiếc người đã mất. Thời điểm tổ chức tang lễ cho người vừa mất được gọi là phát tang.

Sau khi hoàn tất nghi lễ phát tang, người còn sống thực thi nhiệm vụ và bổn phận với người đã mất như thắp hương, thờ cúng,… Trong khoảng thời gian này được gọi là để tang. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, bổn phận trong quá trình để tang thì tiến hành nghi lễ xả tang.

Lễ xả tang hay còn được gọi là lễ mãn tang, mục đích của nghi lễ này là thông báo với mọi người đã hết thời gian để tang người mất. Mong linh hồn của người mất sớm siêu thoát và phù hộ người còn sống được bình an và gặp nhiều may mắn.

Thời gian bao lâu có thể xả tang

Với cuộc sống hiện đại như ngày nay, số đông sẽ xả tang ngay sau khi hỏa tảng, chôn cất người mất. Hoặc xả tang sau khi cúng 49 ngày của người mất. Dù thời gian xả tang sớm hay trễ không phạm phải điều sai trái hay lỗi đạo. Bởi sự thành kính, lòng thành của người còn sống dành cho người mất là ở cái tâm. Theo một số quan niệm cho rằng, nghi thức để tang người mất ảnh hưởng rất nhiều đến công việc làm ăn kinh doanh.

Tùy theo mối quan hệ giữa người mất và người còn sống như thế nào mà thời gian để tang ấn định khác nhau. Thông thường theo tục lệ dân gian thì nghi lễ này được chia theo 2 hình thức cơ bản: đại tang và tiểu tang.

Xả tang là gì? Những kiêng kỵ khi chưa xả tang-2

1. Đại tang

Đại tang là nghi lễ để tang lâu nhất, thường thời gian để tang người mất kéo dài đến 3 năm kể từ người thân qua đời. Dù tháng đủ hay tháng thiếu thì thời gian tính tròn ngày 3 năm kể từ ngày mất.

Tuy nhiên có một số gia đình lại chỉ để đại tang 27 tháng. Bởi họ cho rằng 1 năm ứng với 9 tháng (ứng với thời gian mang thai), 3 năm ứng với 27 tháng. Những người để tang thường có mối quan hệ gần gũi, huyết thống với người mất. Người thuộc diện để tang như con cái để tang cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, hoặc vợ để tang chồng,..

2. Tiểu tang

Tiểu tang có thời gian để tang ngắn hơn so với đại tang, tối đa là 1 năm. Với tiểu tang được chia thành 4 bậc, tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà chọn thời gian để và xả tang thích hợp.

– Cơ niên: Đây là nghi lễ để tang tròn 1 năm kể từ người thân qua đời. Xả tang sau 1 năm ngày mất của người thân nhằm tưởng nhớ người mất. Mong muốn linh hồn của người mất ra đi thanh thản và phù hộ người còn sống được bình an và gặp nhiều may mắn.

– Đại công: thời gian để tang ngắn hơn so với cơ niên, tầm 9 tháng kể từ người thân qua đời. Những người thuộc diện chịu tang 9 tháng như cha mẹ để tang cho con dâu thứ hoặc con gái đã lấy chồng. anh chị em họ hàng để tang cho nhau.

– Tiểu công: Nghi lễ này được tổ chức sau khi người thân qua đời được 5 tháng. Người thuộc diện chịu tang 5 tháng là con cái để tang mẹ ghẻ, cha dượng, chị em họ hàng đã lấy chồng để tang cho nhau.

– Ti ma: hình thức chịu tang ngắn nhất, chỉ có 3 tháng sau khi hoàn tất nghi thức phát tang cho người mất. Người chịu tang 3 tháng này thường là cha mẹ để tang cho con rể, con cô, cậu, dì, … để tang cho nhau.

Những điều kiêng kỵ khi chưa xả tang

Xả tang là gì? Những kiêng kỵ khi chưa xả tang-3
xả tang

Gia đình có tang lễ người chết được xem là một việc không may mắn. Vừa phải chịu cảnh đau buồn, thương nhớ vì mất đi người thân bên cạnh. Vừa gánh chịu những điều tai ương xui xẻo trong cuộc sống tương lai. Vì vậy khi gia chủ chịu tang nhưng chưa đến thời hạn xả tang thì tránh làm những việc dưới đây.

– Không nên tiến hành cưới hỏi, hôn nhân đại sự. Vốn cưới hỏi là chuyện vui, đáng mừng. Tuy nhiên gia đình trong cảnh chịu tang thì tuyệt đối không tiến hành lễ cưới. Điều này ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai của đôi trẻ.

– Tránh khai trương, xây nhà. Khai trương cửa hàng mới vốn là tin mừng, đáng vui nhưng tiệc mừng này tổ chức trong thời gian để tang thì không hay chút nào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc làm ăn, kinh doanh. Nhẹ thì gia đạo bất hòa, tiền của vật chất tiêu pha. Nặng thì sức khỏe giảm sút, nguy hiểm đến tính mạng, cái chết.

– Tuyệt đối không mang thai, sinh con khi chưa xả tang. Điều này khiến con cái sinh ra hay quấy khóc, chậm lớn và kém thông minh. Thậm chí còn xảy ra nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc yểu mệnh, chết sớm.

>>> Xem thêm: Ngày vãng vong là ngày gì? Kiêng kỵ gì không?

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết xả tang là gì rồi phải không? Đây là một nghi lễ bày tỏ lòng thành, sự thương nhớ về người thân đã mất. Mong linh hồn người mất sớm siêu thoát và phù hộ người còn sống gặp nhiều may mắn và bình an trong cuộc sống.

Chia sẻ