Cúng Tết, người mới mất nên cúng chay hay mặn?

Phong tục thờ cúng vốn là nét đẹp văn hóa của người Việt được gìn giữ qua bao thế hệ. Tục thờ cúng không chỉ thể hiện lòng thành kính uống nước nhớ nguồn. Mà nó còn thể hiện giá trị đạo đức cho các thế hệ mai sau. Vậy ngày tết, người mới mất nên cúng chay hay mặn? Để trả lời thắc mắc này, mời bạn cùng ngayam tham khảo bài viết dưới đây.

Ý nghĩa phong tục thờ cúng

Cúng Tết, người mới mất nên cúng chay hay mặn?-1

Theo truyền thống của dân tộc Việt, phong tục thờ cúng được xem là nét đẹp văn hóa được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục này không chỉ thể hiện lòng thành kính uống nước nhớ nguồn. Nó còn mang một giá trị giáo dục sâu sắc dành cho bao thế hệ con cháu.

Tục thờ cúng vào ngày tết, ngày giỗ một phần thể hiện lòng kính trọng với người đã khuất, ông bà tổ tiên đã qua đời. Một phần giúp các thành viên trong gia đình vây quần bên nhau, càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống.

Mặc khác, việc thờ cúng người mất nhằm tưởng nhớ vào người quá cố, giúp linh hồn của người mất được ra đi thanh thản, sớm siêu thoát đầu thai. Song đó cầu mong linh hồn người mất phù hộ con cháu được bình an, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Tùy theo vùng miền mà cách thờ cúng khác nhau. Mỗi nhà mỗi cảnh, không phải so sánh hay phân biệt về mâm cơm cúng người mất. Chủ yếu là lòng thành kính mà con cháu dâng lên gia tiên, người đã khuất. Trong tâm linh, việc thờ cúng giúp người chết ra đi thanh thản, giúp linh hồn siêu thoát, sớm đầu thai.

Ngày tết, người mất nên cúng chay hay mặn?

Cúng Tết, người mới mất nên cúng chay hay mặn?-2

Mâm cơm ngày tết luôn được mọi người chuẩn bị tươm tất và đầy đủ. Nhằm dâng lên gia tiên nhân dịp đầu năm mới, mong tổ tiên phù hộ cả nhà bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.

Tùy theo vùng miền, kinh tế mỗi gia đình mà mâm cơm cúng ngày tết khác nhau. Đặc biệt không yêu cầu hay bắt buộc cúng chay hay cúng mặn. Tùy theo gia đình mà mâm cơm cúng gia tiên khác nhau, nhất là mâm cơm cúng người mới mất.

Với những người theo đạo thường ngày tết sẽ chọn mâm cơm chay để cúng người mới mất. Điều này giúp gia chủ cảm thấy tâm tịnh, gia đạo bình an, cuộc sống thoải mái và thanh bình.

Vì sao phải cúng chay? Trong tâm linh, cúng chay có nghĩa là không sát sinh. Điều này tạo phước phần cho người mất. Giúp linh hồn người mất không phạm tội cõi âm. Mong linh hồn an nghỉ, sớm siêu thoát đầu thai. Mặc khác giúp người thờ cúng tâm thêm tịnh, tạo phúc phần cho con cháu mai sau.

Ngược lại một số gia đình chọn mâm cơm mặn cúng người mất ngày tết. Thường là những món ăn ưa thích mà người mất thích ăn lúc còn sống. Điều này thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ đến những kỉ niệm về người quá cố.

Một số gia đình lại chọn cúng chay đãi mặn. Một phần thể hiện sự thanh tịnh, mong linh hồn người mất được thanh thản nơi chín suối. Sớm tìm nơi an nghỉ và đầu thai kiếp khác. Một phần tạo không khí đoàn kết, vây quần bên nhau bên mâm cơm ngày tết có đủ thịt cá. Đây cũng là dịp để các thành viên thắt chặt bên nhau, thêm sợi dây huyết thống.

Những điều cần lưu ý khi thờ cúng người mất

Cúng Tết, người mới mất nên cúng chay hay mặn?-3

– Thường xuyên thắp hương cho người mới mất, tốt nhất là 2 lần/ ngày vào sáng, tối. Điều này giúp linh hồn sớm siêu thoát đầu thai.

– Tùy theo tín ngưỡng mỗi nhà mà mâm cơm cúng người mới mất ngày tết chay hay mặn. Tốt nhất tránh chọn đồ sống, chưa qua chế biến.

– Chọn hoa quả tươi để dâng lên người quá cố. Mong linh hồn sớm an nghỉ, một phần mong linh hồn người chết phù hợp gia chủ bình an và gặp nhiều may mắn.

– Đặc biệt, bàn thờ người mới mất tuyệt đối không dọn dẹp trước ngày tết. Điều này tránh phạm vào các đại kỵ xui xẻo.

– Song đó hãy đi chùa thắp hương trong ngày tết, làm nhiều việc thiện hồi hướng công đức, cầu cho vong hồn người mất được tiêu nghiệp tăng phước.

>>> Xem thêm: Cách cúng đám giỗ: Lễ vật, văn khấn, thời gian

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết ngày tết, người mới mất nên cúng chay hay mặn rồi phải không? Tùy theo phong tục tập quán mỗi vùng miền và mỗi gia đình mà mâm cơm cúng gia tiên ngày tết chay hay mặn. Quan trọng là lòng thành kính, uống nước nhớ nguồn mà con cháu gửi đến ông bà tổ tiên, người đã khuất.

Chia sẻ