Nhập trạch là gì? Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới

Tùy theo tâm linh của mỗi người mà cách thực hiện lễ nhập trạch khác nhau. Có người quá bận rộn với công việc, gia đình nên khi chuyển vào nhà mới. Họ chỉ làm thủ tục lễ nhập trạch đơn giản với mâm cúng nhỏ. Tuy nhiên có người lại cho rằng việc làm thủ tục lễ nhập trạch rất quan trọng. Nhằm bày tỏ lòng thành đến các vị thần, gia tiên được chấp thuận, phù hộ việc chuyển dời nơi sinh sống. Nhằm cầu bình an, may mắn và gia đạo hòa thuận. Vậy nhập trạch là gì? Thủ tục lễ nhập trạch nhà mới ra sao? Mời quý bạn cùng NgayAm tham khảo bài viết dưới đây.

Nhập trạch là gì?

Nhập trạch là gì? Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới-1

Theo nghĩa Hán Việt thì nhập có nghĩa là “vào”, trạch có nghĩa là “nhà”. Vì lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, nơi cư ngụ sinh sống mới. Mặc khác nhập trạch có nghĩa là nghi thức “đăng ký hộ khẩu” nơi cư ngụ mới với các thần linh, thổ địa nơi sinh sống mới này.

Theo quan niệm tâm linh này thì lễ nhập trạch là một nghi thức rất quan trọng mỗi khi gia chủ dọn đến nơi ở (nhà mới). Nhằm cầu bình an, may mắn và gia đạo được hòa thuận trong suốt thời gian sinh sống trong ngôi nhà mới.

Lễ nhập trạch được hiểu là lễ ra mắt với các vị thần, thổ địa cai quản nơi xây dựng nhà mới. Lễ nhập trạch là lòng thành kính mà gia chủ muốn gửi đến các vị thần nhằm cầu sự chấp thuận vị cư ngụ mới này. Mong các vị thần cai quản phù hộ cuộc sống mới được bình an, êm ấm, vận trình sự nghiệp được thuận lợi và hanh thông.

Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Nhập trạch là gì? Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới-2

Theo quan niệm dân gian, việc chọn ngày tốt để nhập trạch cần dựa vào tuổi mụ của gia chủ. Tuổi xem ngày nhập trạch càng lớn thì sinh khí ngôi nhà càng sung túc và thịnh vượng. Gia đình được gặp nhiều may mắn và bình an.

Xem tuổi để nhập trạch để gia chủ tránh chọn phải ngày xấu phạm vào bạch kỵ như Dương Công Kỵ, ngày sát chủ, ngày Thọ tử, ngày Tam Nương, hoặc ngày Nguyệt Kỵ,…

Bên cạnh đó xem tuổi nhập trach giúp gia chủ tránh nhập trạch vào những ngày xung khắc với vận mệnh của mình. Tránh chọn những ngày thiên can, địa chi xung khắc với tuổi của gia chủ nhà mới.

Đối với một số trường hợp nhà mới chỉ là nhà thuê thì gia chủ không cần phải xem tuổi nhập trạch. Chỉ cần chọn ngày giờ tốt để thực hiện việc di chuyển vào nhà mới. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị mâm lễ vật đơn giản là được.

Thủ tục lễ nhập trạch nhà mới

Nhập trạch là gì? Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới-3

1. Chọn ngày nhập trạch

Để chọn được ngày lễ nhập trạch tốt, gia chủ nhà mới nên xem tuổi hợp phong thủy. Nhằm đem lại nhiều may mắn trong gia đình trong ngôi nhà mới. Mọi chuyện trong cuộc sống trở nên suôn sẻ và thuận buồm xuôi gió. Giảm bớt tai ương, xui xẻo.

Thường chọn ngày làm lễ nhập trạch theo 3 cách phổ biến sau đây:

– Chọn ngày nhập trạch theo giờ Hoàng Đạo. Lễ nhập trạch nên tiến hành theo khung giờ tốt, khoảng thời gian trời đất giao hòa. Thời gian này rất thích hợp để tiến hành những việc trọng đại.

– Chọn ngày lễ nhập trạch theo tuổi gia chủ nhà mới. Cách này giúp gia chủ chọn được ngày giờ hợp với gia chủ. Đem lại nhiều may mắn và bình an cho các thành viên trong gia đình.

– Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà. Cách này được rất nhiều người áp dụng. Để biết chính xác ngày nhập trạch, gia chủ cần nhờ đến thầy phong thủy nhé. Chẳng hạn như

  • Nhà hướng Đông, hệ Mộc cần tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ của hệ Kim.
  • Nhà hướng Tây, hệ Kim tương khắc với những ngày Mùi, Hợi, Mão hệ Mộc.
  • Nhà hướng Nam, hệ Hỏa nên tránh ngày Tý , Thân, Thìn hệ Thủy.
  • Nhà hướng Bắc, hệ Thủy tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất hệ Hỏa.

Một số kiêng kỵ khi chọn ngày nhập trạch

– Tránh chọn ngày, tháng đại kỵ

  • Tháng 1 tránh ngày Ngọ
  • Tháng 2 tránh ngày Mùi
  • Tháng 3 tránh ngày Thân
  • Tháng 4 tránh ngày Dậu
  • Tháng 5 tránh ngày Tuất
  • Tháng 6 tránh ngày Hợi
  • Tháng 7 tránh ngày Tý
  • Tháng 8 tránh ngày Sửu
  • Tháng 9 tránh ngày Dần
  • Tháng 10 tránh ngày Mão
  • Tháng 11 tránh ngày Thìn
  • Tháng 12 tránh ngày Tỵ

– Tránh chọn ngày Nguyệt Kỵ

  • Ngày 5
  • Ngày 14
  • Ngày 23

Những ngày này trong các tháng gia chủ không nên chọn là ngày nhập trạch.

– Tránh chọn ngày Tam Nương sát

  • Ngày Tam Sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 3, ngày 7)
  • Ngày Thập tam Thập bát dương (ngày 13, ngày 18)
  • Ngày Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22, 27)

2. Chuẩn bị mâm lễ nhập trạch

Nhập trạch là gì? Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới-4

Để tiến hành thủ tục lễ nhập trạch, gia chủ hãy chuẩn bị mâm cúng nhập trạch thật chu đáo và tươm tất. Thường mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm:

Ngũ quả: Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm trái cây ngũ quả hoàn toàn khác nhau. Miễn sao mâm trái cây cúng lễ nhập trạch thật tươi ngon và đẹp mắt.

Hương hoa: Gia chủ cần chuẩn bị hương hoa đầy đủ gồm có:

  • 1 lọ hoa tươi cúng nhà mới (tùy loại gia chủ chọn)
  • 1 cặp đèn cầy
  • nhang
  • trầu cau
  • vàng mã
  • 3 hũ nhỏ đựng muối gạo
  • 3 ly nước

Mâm cơm cúng lễ nhập trạch:

Tùy theo kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cơm cúng lễ nhập trạch có sự khác nhau. Có gia đình chọn mâm cơm mặn để cúng lễ nhập trạch như (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy ý.

Hoặc có gia đình chọn mâm cơm chay để cúng lễ nhập trạch cầu bình an, thanh tịnh. Các món chay như rau củ xào, canh rau củ, đậu hũ, xôi đậu, chè, bánh kẹo,….

3. Bài văn khấn lễ nhập trạch

Văn khấn nhập trạch khấn thần linh

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén

tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:…………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn nhập trạch cáo yết gia tiên

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

Kính lạy Tiên nội ngoại họ……………

Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

4. Tiến hành thủ tục nhập trạch nhà mới

Nhập trạch là gì? Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới-5

Sau khi xác định ngày tốt đễ tiến hành lễ nhập trạch. Cũng như việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng lễ nhập trạch, bài văn khấn. Gia chủ bắt đầu tiến hành làm thủ tục nhập trạch nhà mới.

– Trước tiên, gia chủ hãy chuẩn bị một bếp than củi đặt ở vị trí chính giữa cửa chính, lối đi vào nhà mới. Sau đó gia chủ cầm bát hương bàn thờ tổ tiên và bước qua bếp than củi. Khi bước hãy bước chân trái lên trước sau đó hãy bước chân phải.

– Các thành viên trong nhà lần lượt nối tiếp gia chủ bước vào nhà, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Đặc biệt là người vợ sẽ cầm theo tư trang và tiền của bước qua bếp than củi vào nhà mới để mong được bình an và tài lộc đông đầy.

– Khi bước làm nhà, gia chủ nên bật đèn sáng khắp ngôi nhà để hút tài lộc và may mắn. Sau khi gia chủ hãy đặt bát hương lên bàn thờ và cúng bái xin phép thần linh được cư ngụ trong ngôi nhà mới. Kèm theo là việc rước ông bà, tổ tiên về ngôi nhà mới này.

– Tiếp đến, gia chủ hãy sắp xếp mâm lễ vật cúng nhập trạch đúng phong thủy và thắp hương để xin nhập trạch. Bếp cần khai lửa, đun nước pha trà để dâng lên tổ tiên.

– Sau đó gia chủ hãy đọc bài văn khấn cúng lễ nhập trạch để cầu bình an và may mắn.

Xem thêm: Cách cúng động thổ xây nhà

Qua những thông tin bên trên, chắc hẳn bạn đã biết rõ nhập trạch là gì? Thủ tục lễ nhập trạch nhà mới như thế nào? Nếu ngôi nhà của bạn đang trong giai đoạn hoàn tất. Bạn nên tham khảo bài viết này để nắm rõ cách nhập trạch đúng phong thủy. Tránh phạm vào những điều cấm kỵ trong việc nhập trạch nhà mới. Nhằm cầu thần linh, tổ tiên phù hộ, ban phúc lành. Mong gia đạo được bình an, hạnh phúc, mọi việc trong cuộc sống đều thuận lợi và suôn sẻ.

Chia sẻ