Xin chữ đầu năm: ý nghĩa & chọn nơi xin chữ tài lộc

Phong tục xin chữ đầu năm được xem là 1 nét văn hóa đẹp mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt. Nhằm thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc, trân trọng con chữ. Chữ xin được thể hiện lời chúc của người viết cũng như mong muốn bình an hạnh phúc của người xin. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của việc xin chữ đầu năm là gì? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguồn gốc tục xin chữ cho chữ

Xin chữ đầu năm: ý nghĩa & chọn nơi xin chữ tài lộc-1

Nhắc đến tục xin chữ cho chữ, nhiều người liên tưởng đến 4 câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên.

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”.

Tục xin chữ được xem là nét văn hóa truyền thống của dân tộc xuất hiện từ lâu đời mỗi khi tết đến xuân về. Tục này thể hiện sự hiếu học, yêu chữ và trọng tri thức. Phong tục truyền thống này được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tục thờ chữ, rước chữ dành cho người có chức quyền, nhà vua nhằm thể hiện sắc phong, oai quyền của bản thân. Còn thường dân, dân gian lại theo tục chơi chữ, xin chữ nhằm thể hiện sự mong muốn bình an, may mắn.

Xin chữ ngày tết không đơn thuần là xin và cho, mà nó ngụ ý cả 1 câu chuyện của gia đình. Vào những ngày tết, công việc của thầy đồ rất bận rộn. Chữ xin được luôn thể hiện lòng thành của người viết và sự mong muốn của người xin.

Để bắt đầu công việc cho chữ của thầy đồ, ông thường dậy từ sớm để chuẩn bị nghiền mực. Riêng người xin chữ thì khăn áo chỉnh tề, sắm một chút lễ vật để thể hiện thành tâm của người xin chữ. Lễ vật này có thể là chai rượu, nải chuối hay mấy lon gạo nếp hay phong bao mừng tuổi,…

Ý nghĩa tục xin chữ đầu năm

Xin chữ đầu năm: ý nghĩa & chọn nơi xin chữ tài lộc-2

Ý nghĩa của tục xin chữ đầu năm là mong muốn gia đình được bình an, may mắn, vạn sự như ý. Năm mới tràn ngập niềm vui, đón nhận nhiều điều tốt lành trong cuộc sống. Mỗi nét chữ tạo ra luôn tồn tại 2 tâm hồn, một là bộ óc, trí tuệ của người viết chữ, 2 là tâm hồn, nguyện vọng, khao khát bình an, may mắn của người xin chữ.

Tục xin chữ cho chữ ngoài ý nghĩa cầu bình an, may mắn. Nhiều người còn muốn lấy con chữ để răn đe, dạy dỗ con cháu trong gia đình. Bởi thế tục xin chữ cho chữ được xem là nét đẹp văn hóa, thể hiện sự hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc người Việt.

Mỗi chữ viết ra từ tay thầy đồ là một tác phẩm nghệ thuật thư pháp được nhiều người trưng bày trong nhà nhằm thể hiện sự mong muốn bình an, may mắn, tài lộc vào nhà. Dưới đây là một vài chữ thông dụng mà nhiều người Việt hay xin trong dịp đầu năm, tết đến xuân về.

1. Ý nghĩa chữ “Lộc”

Xin chữ “Lộc” tượng trưng cho tài lộc. Những người xin chữ “Lộc” với mong muốn năm mới làm ăn phát tài phát lộc. Chủ về làm ăn kinh doanh, mọi việc trong cuộc sống gặp nhiều may mắn. Tiền của vật chất đong đầy và rủng rỉnh đầy túi.

2. Ý nghĩa chữ “Phúc”

Xin chữ “Phúc” để cầu hạnh phúc gia đình. Phúc có nghĩa là hạnh phúc, niềm vui trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Người xin chữ Phúc mong muốn gia đạo trong năm luôn bình an. Sống ấm no hạnh phúc bên cạnh những người thân yêu.

3. Ý nghĩa chữ “Thọ”

Xin chữ “Thọ” để chúc thọ cho ông bà, cha mẹ. Người xin chữ này luôn mong muốn bình an, sức khỏe dồi dào dành cho các bậc sinh thành. Mong ông bà, cha mẹ ngày càng khỏe mạnh, sống vui sống khỏe cùng con cháu.

4. Ý nghĩa chữ “Tâm”

Xin chữ “Tâm” với hàm ý tâm hồn thanh thản, bình yên. Người xin chữ Tâm luôn mong muốn tâm hồn được thanh tịnh, không muốn hơn thua với đời. Sống cuộc sống bình yên, đơn giản và mộc mạc, xóa hết dục vọng. Không tham lam, ích kỷ, không hận thù hay ganh ghét bất kỳ ai.

5. Ý nghĩa chữ “Đức”

Xin chữ đầu năm: ý nghĩa & chọn nơi xin chữ tài lộc-3

Xin chữ “Đức” để răn dạy bản thân, sống trên đời phải để đức cho con cháu. Sống phải lương thiện, làm việc tốt. Luôn làm đúng với lương tâm của bản thân để tâm hồn được nhẹ nhỏm, bình yên.

6. Ý nghĩa chữ “Tài”

Xin chữ “Tài” chứng tỏ là khả năng, bản lĩnh của người xin chữ. Nhằm thể hiện chất lượng của cuộc sống người xin chữ, mong muốn sự nghiệp ngày càng thành công, tiến ra xa.

7. Ý nghĩa chữ “An”

Xin chữ “An” có nghĩa là bình an, sống vui sống khỏe dành cho người xin. Từ lâu chữ An luôn được nhiều người xin và làm tranh treo trong nhà. Nhằm nhắc nhở bản thân người xin phải sống thật an nhiên, thanh thảng, sống không hơn thua với đời.

8. Ý nghĩa chữ “Nhẫn”

Người xin chữ “Nhẫn” mang ý nghĩa khoang dung độ lượng. Sống là phải nhẫn nhịn, nhường nhịn để tìm sự bình an, hạnh phúc trong cuộc sống. Nhẫn được xem là biểu tượng cho bản lĩnh của người xin,. Nhẫn nhịn để giữ hòa khí trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, để sở hữu một cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Xin chữ tài lộc ở đâu?

Xin chữ đầu năm: ý nghĩa & chọn nơi xin chữ tài lộc-4

Từ xưa xa, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người nôn nao chuẩn bị lễ vật đến nhà thầy đồ để xin chữ. Chữ xin được luôn theo nguyện vọng của người xin, thể hiện sự bình an, may mắn mà người xin mong muốn.

Lễ vật tặng thầy đồ xin chữ thường không quá cầu kỳ, đơn giản chỉ là những món đồ thường ngày như rượu, chuối, gạo hay phong bao tiền mừng,… Thầy đồ ở đây là người có học vị Tú tài được vua ban tặng hoặc là nho sĩ hay chữ trong vùng được nhiều người kính trọng.

Người xin chữ luôn được thầy đồ xem xét tâm tư nguyện vọng sau đó mới cho chữ thích hợp với mong muốn, nguyện vọng của người xin. Tục xin chữ đầu năm không đơn thuần xin là cho, mà nó thể hiện cả một câu chuyện dài của gia đình.

Mỗi chữ viết ra của thầy đồ bằng cả Trí – Thần – Lực của người viết. Ngoài ý nghĩa bình an, may mắn thì đây còn là một tác phẩm nghệ thuật thư pháp khá nổi bật và ấn tượng.

>>> Xem thêm: Tại sao nói: Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi

Bên trên là những thông tin về tục xin chữ đầu năm. Đây là phong tục truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Là nét đẹp văn hóa thể hiện lòng hiếu học, yêu chữ của dân tộc. Chữ xin được luôn thể hiện sự bình an, may mắn, đỗ đạt và hạnh phúc viên mãn.

Chia sẻ