Ngày nguyệt kỵ là ngày nào? Tốt hay xấu

Khi tiến hành những công việc trọng đại như kết hôn, xây nhà, khai trương, mua xe,… mọi người đều chọn ngày lành tháng tốt. Đặc biệt tránh chọn ngày Nguyệt Kỵ (ngày mùng 5, 14 và 23 hằng tháng). Bởi trong ngày này rất xui xẻo, chưa làm đã thất bại, luôn đem lại chuyện buồn, tai ương. Vậy ngày nguyệt kỵ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống vận mệnh tương lai? Con cái sinh trong ngày nguyệt kỵ có sao không?

Ngày Nguyệt Kỵ là ngày nào?

Ngày nguyệt kỵ là ngày nào? Tốt hay xấu-1

Nhiều người vẫn bảo “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế mọi người cần kiêng cử ngày Nguyệt Kỵ. Tránh tiến hành những công việc lớn như khai trương, cưới hỏi, xây nhà.

“Mồng năm, mười bốn, hai ba.

Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì.”

Hay

“Mồng năm, mười bốn, hai ba.

Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn.”

Chính vì vậy mọi người rất kiêng cử trong những ngày này. Đây là những ngày được xem là ngày Nguyệt Kỵ. Những ngày này rất xui, luôn đem lại tai tương xui xẻo. Đặc biệt những người làm ăn kinh doanh rất kiêng cử.

Đồng thời cũng không cưới hỏi, không động thổ xây nhà, không mua xe,…Chẳng may chọn ngày này thì mọi việc trong cuộc sống trở nên bất lợi, sự nghiệp sa sút, gia đạo bất hòa, sinh ly tử biệt.

Ngày Nguyệt Kỵ được quy định cố định 3 ngày chính trong tháng. Đó chính là ngày mùng 5, ngày 14 và ngày 23. Theo quan niệm người xưa cho rằng, khi cộng hàng đơn vị và hàng chục lại mà có kết quả bằng 5 là ngày không tốt.

Chẳng hạn như ngày mùng 5 (5 + 0), ngày 14 (1 + 4) và ngày 23 (2 + 3). Người xưa gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn. Nếu trong ngày này đi đâu, làm gì đều thất bại, công việc làm ăn gặp nhiều khó khăn và trắc trở. Sức khỏe ngày càng yếu kém, tình cảm rạn nứt, chia cách.

Nói cách khác, ngày Nguyệt Kỵ cũng chính là ngày Tam Nương (ngày mùng 5, 14, 23). Dù làm gì bạn cũng nên tránh những ngày này ra, không may rước họa vào thân.

Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ

Ngày nguyệt kỵ là ngày nào? Tốt hay xấu-2

1. Hiểu theo dân gian

Dựa theo dân gian kể lại rằng, ngày xưa các vị vua sẽ tuần tra đời sống người dân khắp kinh thành mỗi tháng 3 lần. Mỗi lẫn cách nhau 9 ngày và số 5 là con số tượng trưng cho ngôi vua. Chính vì thế nhà vua chọn lần đầu tiên vào ngày mùng 5, lần thứ 2 rơi vào ngày 14 và lần thứ 3 rơi vào ngày 23.

Trong lúc tuần tra của nhà vua, người dân và quan thần ở nơi tuần tra không được ngẩng mặt lên nhà mặt vua. Nếu ai phạm phải sẽ bị chém bay đầu, cứ thế người dân cứ cúi mặt và im lặng. Kể từ đó về sau, mọi người cho rằng ngày vua tuần tra là ngày đen tối và đem lại nhiều phiền phức trong cuộc sống. Khiến mọi người luôn kiêng cử và tránh né.

2. Hiểu theo góc độ khoa học

Dưới góc độ khoa học thì ngày Nguyệt Kỵ là ngày mà trái đất tự quay quanh mình và mặt trăng chuyển động quanh trái đất. Theo quy ước thì một vòng trái đất quay quanh mình là 60 giờ (tức là 2 ngày rưỡi).

Mỗi khi giáp một vòng trái đất tự quay mình sẽ sinh ra một nguồn năng lực không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của con người. Sự tác động này khiến cuộc sống của con người trở nên khó khăn và trắc trở.

3. Hiểu theo phi tinh

Trong hệ thống Cửu cung bát quái có hết thể 9 phi tinh: nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong đó, phi tinh Ngũ Hoàng là sao xấu nhất thuộc chòm sao trung cung. Chòm sao chuyên đem tai ương, xui xẻo. Theo ước tính thì sao Ngũ Hoàng tượng trưng số 5, 14, 23. Do đó 3 ngày này được cho là ngày xấu, ngày Nguyệt Kỵ cần kiêng cử trong cuộc sống.

Sinh con vào ngày Nguyệt Kỵ có sao không?

Ngày nguyệt kỵ là ngày nào? Tốt hay xấu-3

Có thể nói rằng sinh con vào ngày Nguyệt Kỵ (mùng 5, 14, 23) là điều không nên. Bởi đây là ngày xấu ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh tương lai của con cái sau này. Vận khí xui xẻo cứ đeo bám theo con khiến đường công danh không suôn sẻ như ý muốn.

Mặc khác ngày Nguyệt Kỵ xuất hiện nhiều tà khí, vong linh cõi âm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Còn không thì con cái lớn lên kỵ cha khắc mẹ, cuộc sống tương lai vô cùng tăm tối.

Cần kiêng cử gì trong ngày Nguyệt Kỵ

Ngày nguyệt kỵ là ngày nào? Tốt hay xấu-4

Để tránh rước họa vào, trong những ngày mùng 5, 14, 23 tuyệt đối không tiến hành những việc sau đây:

– Vốn là ngày xấu, gia chủ không nên tiến hành những việc trọng đại như khai trương, kết hôn, động thổ hay mua xe,… Chẳng may chọn ngày này tai họa ập đến, công việc làm ăn thua lỗ, phá sản trắng tay.

– Đặc biệt trong ngày Nguyệt Kỵ, gia chủ không di chuyển đi lại bằng tàu thuyền, không du lịch biển.

– Tuyệt đối không đi xa nhà, khi di chuyển tham gia lưu thông hết sức cẩn thận và đề phòng tai nạn bất ngờ.

– Không nên chọn ngày Nguyệt Kỵ để sinh con. Vận mệnh con cái sau này sẽ không tốt, đường công danh sự nghiệp gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

Để hóa giải vận hạn xui xẻo trong ngày Nguyệt Kỵ, bạn nên ăn chay niệm Phật, đi chùa cầu bình an, may mắn. Song đó sống hướng thiện, tạo phước đức cho mai sau.

>>> Xem thêm: Ngày hắc đạo là gì? Tốt hay xấu

Như vậy ngày Nguyệt Kỵ rơi vào ngày mùng 5, 14 và 23 hàng tháng. Theo nhận định của nhiều người, đây là ngày rất xấu, cần kiêng cử làm ăn khai trương. Đặc biệt là không xây nhà, cưới hỏi, mua xe,… Không may sẽ rước họa vào thân. Bởi ngày này luôn đem lại điều xấu, tai tương xui xẻo. Nhẹ thì tiêu hao tiền của, sự nghiệp sa sút. Nặng thì nguy hiểm đến tính mạng, cái chết.

Chia sẻ