Thất tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch

Ngày lễ Thất Tịch chỉ diễn ra 1 lần trong năm vào ngày mùng 7 thán 7 âm lịch. Là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau tại cầu ô thước, đây cũng là ngày bày tỏ tình yêu của các cặp đôi đang yêu. Để hiểu rõ hơn về ngày lễ Thất Tịch là gì? Nguồn gốc lẫn ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch. Mời các bạn cùng ngayam tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Thất tịch là gì?

Thất tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch-1

Ngày lễ thất tịch hay còn gọi là Trùng thất diễn ra một ngày duy nhất trong năm, ngày đó là ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch. Gắn liền theo đó là truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau tại cầu ô thước.

Vào ngày thất tịch thường xuất hiện những cơn mưa ngâu, điều này được cho là nước mắt của Ngưu Lang – Chức Nữ mỗi khi gặp nhau. Theo quan niệm dân gian thì việc ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ vào ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 sẽ giúp các cặp đôi mãi ở bên nhau. Tình yêu mãi bền vững theo thời gian giống như Ngưu Lang – Chức Nữ. Đặc biệt vào ngày Thất Tịch các cặp đôi yêu nhau sẽ đi chùa để cầu bình yên và tình duyên.

Nguồn gốc của ngày lễ Thất Tịch

Thất tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch-2

Theo truyền thuyết kể rằng, Ngưu Lang là một chàng trai chăn trâu nghèo khổ. Tuy nhiên phẩm chất của anh chàng khá tốt bụng và hiền lành. Chăm chỉ lầm ăn, một lòng cầu tiến. Tình cờ trong một lần đi dạo, Ngưu Lang gặp được Chức Nữ – một cô gái xinh đẹp, nết na thùy mị. Chức nữ là một nàng tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu Nương Nương.

Theo thời gian, tình cảm của Ngưu Lang – Chức Nữ ngày càng sâu đậm. Hai người dần đơm hao kế trá. Họ nên duyên vợ chồng và sống một cuộc sống rất hạnh phúc và êm đềm. Cuộc sống của hai người thêm đầy ấm tiếng cười và niềm vui. Cuộc tình của họ chào đón 2 thiên thần một trai một gái. Một kết quả rất đẹp cho một cuộc tình giữa người phàm và tiên nữ.

Tuy nhiên cuộc sống hạnh phúc này không được kéo dài bao lâu. Chức Nữ buộc phải quay vào thiên đình theo ý chỉ của Ngọc Đế. Sau khi Chức Nữ rời khỏi tổ ấm của mình, anh chàng Ngưu Lang vì quá thương nhớ vợ nên đã quyết định mang theo hai con thơ đuổi theo nàng. Tuy nhiên Ngưu Lang không thể vượt qua khỏi con sông Thiên Hà. Bởi đây là ranh giới phân chia giữa hai cõi phàm tục.

Điều này không thể nào ngăn cản được tình cảm của chàng trai Ngưu Lan. Anh quyết định không từ bỏ và chờ đợi Chức Nữ quay về. Cũng chính vì điều này mà bên cạnh sông Thiên Hà xuất hiện thêm một vì sao. Vì sao này được mọi người gọi là sao Ngưu Lang.

Trước tấm lòng chung thủy, một lòng một dạ với Chức Nữ. Vương Mẫu Nương Nương  đồng ý cho 2 người gặp nhau 1 năm 1 lần vào mùng 7 tháng 7. Bởi vậy ngày này được xem là ngày lễ Thất Tịch. Tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Ở một số quốc gia khác ngày lễ Thất Tịch còn gọi là ngày Trùng Thất, Khất Xảo Tiết, Thất Thư Đản hoặc ngày Xảo Tịch,…

Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch là gì?

Thất tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch-3

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch còn gọi là ngày “ông ngâu bà ngâu”. Vào ngày lễ này các cặp đôi đang yêu nhau thường đến chùa tình duyên hoặc cầu bình yên. Mong hạnh phúc luôn bền vững theo thời gian.

Thường dân gian truyền nhau rằng, vào ngày Thất Tịch sẽ xuất hiện những cơn mưa ngâu. Hiện tượng này cho rằng những giọt mưa chính là những giọt nước mắt mà Ngưu Lang – Chức Nữ đã khóc mỗi khi gặp nhau.

Trong đêm Thất Tịch, chòm sao Ngưu Lamg sáng nhất. Bởi thế các cặp đôi yêu nhau thường cùng nhau ngắm sao với mong muốn họ mãi mãi ở bên cạnh và có được một tình yêu sâu đậm giống như chuyện tình của Ngưu Lang – Chức Nữ.

Theo lịch sử ghi chép lại, thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) bấy giờ vua đã 42 tuổi nhưng chưa có con để nối ngôi. Vào ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch tại một ngôi chùa, vua Lý đã cầu xin con và một thời gian sau sinh ra Thái Tử Càn Đức. Cũng chính lý do này mà vào ngày lễ Thất Tịch đã được tổ chức linh đình nhằm cầu nguyện tình duyên, con đàn cháu đống, gia đình bình yên và hạnh phúc.

Lễ Thất Tịch nên ăn gì và làm gì?

Thất tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch-4

Vào ngày lễ Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch. Các cặp đôi thường dẫn nhau đến chùa để cầu tình duyên, mong tình yêu luôn bền vững và hạnh phúc mãi mãi. Ngoài việc đến chùa cầu tình duyên, bạn hãy ăn thêm món ngon làm từ đậu đỏ nhé.

Theo truyền thuyết nói rằng, ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ thoát ế. Đường tình duyên trở nên thuận lợi và suôn sẻ. Người còn độc thân sẽ nhanh chóng tìm thấy người trung nhân thích hợp, người có gia đình thì tình cảm hôn nhân ngày càng bền chặt, yêu thương mãi mãi.

Điều cần tránh trong ngày lễ Thất Tịch

Thất tịch là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch-5

– Kiêng cử tiến hành cưới hỏi trong ngày Thất Tịch. Nếu cặp đôi tổ chức cưới hỏi vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch thường đem lại vận xui, kém may mắn cho cả hai bên gia đình, nhất là cô dâu chú rể. Nhẹ thì gặp hôn nhân đổ vỡ, gia đạo bất hòa, nặng thì nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.

– Tuyệt đối không làm điều ác trong ngày Thất Tịch. Để có được một cuộc tình êm ấm, bình yên và hạnh phúc. Bạn nên làm nhiều điều tốt trong ngày Thất Tịch, tránh nói xấu hay phá hoại gia can của người khác.

– Kiêng cử quan hệ vợ chồng, nam nữ. Vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, bạn cần tránh đi việc quan hệ vợ chồng. Thay vào đó hãy trao cho nhau những nụ hôn ngọt ngào, lãng mạn. Hãy để cảm giác thăng hoa trong tình yêu luôn tồn tại và ấm áp theo thời gian. Vào ngày thất tịch, âm khí rất mạnh nếu nam nữ thực hiện hành vi giao cấu sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý, tinh thần của con người.

– Không được xây dựng nhà cửa vào ngày Thất Tịch. Tháng 7 là tháng mưa ngâu, thời tiết không mấy thuận lợi để tiến hành xây dựng hay khởi công. Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của dự án.

Xem thêm: Nhập trạch là gì? Thủ tục của lễ nhập trạch

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết Thất Tịch là ngày lễ gì? Việc nên làm và không nên làm trong ngày lễ Thất Tịch nhằm đem lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Đề phòng vận hạn xui xẻo làm ảnh hưởng đến chuyện tình cảm của bản thân. Chúc bạn luôn may mắn và sớm tìm kiếm một tình cảm chân chính và hạnh phúc.

Chia sẻ