Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc – Trung- Nam có những gì?

Vào những ngày lễ tết, cưới hỏi,… mâm ngũ quả cúng bàn thờ là thứ không thể thiếu. Nhà nhà chuẩn bị lễ vật tươm tất, bày biện mâm ngũ quả rất công phu nhằm thể hiện lòng thành kính với gia tiên, cội nguồn. Vậy mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc – Trung- Nam có gì khác biệt? Hãy cùng ngayam tham khảo qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc – Trung- Nam có những gì?-1

Bày trí mâm hoa quả cúng trên bàn thờ ngày tết là thứ không thể thiếu. Một phần thể hiện sự trang nghiêm nơi thờ cúng, thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, cội nguồn. Một phần đem lại may mắn, vận khí tốt lành cho gia chủ.

Theo quan niệm xa xưa, mâm hoa quả thờ cúng cần chuẩn bị tối thiếu 5 loại trái cây. Năm loại quả này tượng trưng cho 5 yếu tố trong ngũ hành âm dương Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Mặc khác theo quan niệm dân gian thì mâm ngũ quả còn biểu tượng cho sự hòa hợp, sự sinh sôi nảy nở và phát triển của sự sống. Tùy theo vùng miền mà việc lựa chọn năm loại hoa quả này khác nhau. Mỗi loại quả tượng trưng một ý nghĩa, điềm tốt lành trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, một số quan niệm cho rằng mâm ngũ quả trưng ngày tết còn tượng trưng cho những sản vật đúc kết từ công sức, mồ hôi, nước mắt của người lao động. Hi vọng những sản vật này được dâng lên tổ tiên và phù hộ gia chủ được bình an, khỏe mạnh và hạnh phúc viên mãn trong cuộc sống.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc – Trung- Nam có những gì?-2

Tùy theo vùng miền mà cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết khác nhau. Với mâm ngũ quả miền Bắc không thể thiếu những loại quả như chuối, cam/ quýt, bưởi, đào, hồng, lựu,… Mỗi loại quả tượng trưng cho một ý nghĩa và điềm tốt lành riêng.

+ Nải chuối hoặc quả phật thủ: loại quả này tượng trưng cho sự che chở và bảo vệ của trời Phật. Hi vọng trời phật thương phù hộ cuộc sống ngày càng thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

+ Bưởi, cam, quất,.. : tượng trưng cho vẹn tròn, viên mãn, đại diện cho năm mới tài lộc đầy nhà, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

+ Đào, hồng: đại diện cho sự may mắn, thành công, sự tươi tắn và thành đạt trong cuộc sống.

+ Lựu: đại diện cho may mắn về đường con cái, sức khỏe dồi dào và bình an.

Tùy theo sự khéo léo của từng người mà cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết khác nhau. Thường mâm ngũ quả miền Bắc sẽ đặt nải chuối hoặc quả phật thủ ở chính giữa mâm. Sau đó đặt những quả bưởi, hồng, đào… chín mọng đặt xung quanh. Tùy theo kích thước to nhỏ mỗi loại mà cách bố trí sao cho phù hợp nhất. Một mâm ngũ quả đẹp mắt luôn đòi hỏi nhiều yếu tố.

Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc – Trung- Nam có những gì?-3

Với phong tục người miền Nam, nhất là người miền Tây. Mâm ngũ quả ngày tết thường là cầu – dừa – đủ – xoài – sung. Năm loại quả này tượng trưng cho sự khao khát trong cuộc sống năm mới.

Hi vọng mâm ngũ quả cúng bàn thờ sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ. Bên cạnh đó nhiều người còn chọn thêm trái khổ qua để trưng trong mâm ngũ quả. Hi vọng mọi khó khăn, khổ sở của năm cũ đều tan biến. Năm mới đón nhận nhiều điều tốt lành trong cuộc sống.

Đặc biệt trong quan niệm người miền Nam kiêng kỵ mâm ngũ quả có chuối. Bởi họ nghĩa trưng chuối là cả năm làm ăn đều “chúi” xuống, khó ngẩn đầu lên được. Bên cạnh mâm trái cây cúng bàn thờ, mọi gia đình chọn cặp dưa hấu để hai bên bàn thờ. Điều này sẽ giúp gia chủ tạo thêm phần trang nghiêm nơi thờ cúng.

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc – Trung- Nam có những gì?-4

Mâm ngũ quả miền Trung có phần giống với miền Bắc. Tuy nhiên năm loại trái cây này được biến tấu khác nhau. Tùy theo mỗi gia đình mà mâm ngũ quả khác nhau.

Khi bày trí mâm ngũ quả, bạn nên đặt những quả to và nặng ở phía dưới, tiếp đến là những quả nhỏ và mọng nước phía trên. Để tạo nét đẹp và ấn tượng riêng, nhiều người chọn hoa cúc cài vào vị trí rỗng giữa các quả.

Cần lưu ý gì khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc – Trung- Nam có những gì?-5

Thường mâm ngũ quả ngày tết được bày trí vào ngày cuối năm và thờ cúng đến hết mùng. Để đảm bảo vẻ đẹp của mâm ngũ quả, gia chủ cần chú ý những vấn đề sau đây:

– Nên chọn quả trái cây tươi, còn cuống lá, đặc biệt không có vết dập hoặc sâu.

– Với nải chuối, nên chọn chuối chín cây và còn xanh. Mỗi nải tầm 12 – 16 quả, đặc biệt không được chuối quá chín.

– Tuyệt đối không rửa hoa quả trước khi cúng, thay vào đó hãy dùng khen lau sạch. Tránh trái cây nhanh chóng hơn trong thời gian cúng.

– Hãy luôn đặt mâm ngũ quả bên trái bàn thờ, vị trí này so với bàn thờ và hướng ra ngoài cửa chính của ngôi nhà.

>>> Xem thêm: Cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên, đặt di ảnh đúng cách

Bên trên là cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam. Tùy theo vùng miền, phong tục từng nơi mà cách bày trí mâm ngũ quả cúng bàn thờ khác nhau. Việc bày trí mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ tạo vẻ đẹp, sự trang nghiêm trên bàn thờ. Nó còn đem lại vận khí may mắn, tài lộc cho gia chủ. Giúp các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh, bình an và gặp nhiều may mắn.

Chia sẻ