Hiện Tượng Lên Đồng Có Thật Không?

Lên Đồng vốn là một trong những nghi thức hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt, Lên đồng chính là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua ông đồng, bà đồng. Vậy lên đồng (hầu đồng) là gì? Lên đồng có thật không? Để giải đáp những thắc mắc này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Lên đồng là gì?

Hiện Tượng Lên Đồng Có Thật Không?-1

Lên Đồng hay còn gọi là Hầu Đồng, Hầu Bóng. Là một trong những nghi thức hoạt động tín ngưỡng văn hóa của người Việt. Lên đồng là nghi thức giao tiếp giữa con người với thần linh thông qua ông đồng, bà đồng.

Theo tín ngưỡng tâm linh, các vị thần linh có thể mượn xác ông (bà) đồng (gọi là giáng đồng) để phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh. Thậm chí còn ban phúc ban lộc cho con cháu, các đệ tử nhằm hướng đến những điều tốt lành trong cuộc sống.

Mỗi lần lên đồng sẽ có các vị thánh khác nhau nhập vào xác của ông (bà) đồng. Khi được thần linh nhập vào xác, ông (bà) đồng sẽ nhảy múa, ban lộc, phán truyền trong tiếng hát văn và nhạc. Mỗi lần thánh thần nhập vào ông (bà) đồng được gọi là “giá đồng”

Trong một buổi lễ hầu đồng sẽ có rất nhiều giá đồng, nhiều nhất có thể là 36 giá. Giá đồng trong mỗi lần nhập đồng ít hay nhiều tùy thuộc vào việc thờ các vị thánh trong đền. Thường trong nghi lễ nhập đồng ít khi nào lên đến 36 giá đồng.

Lên đồng có thật hay không?

Việc lên đồng có thật hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với quan niệm tâm linh thì việc lên đồng là nhu cầu tâm linh của người Việt. Đây vốn là hoạt động tín ngưỡng của dân gian và được tổ chức nhiều lần trong năm mỗi khi lễ tết. Hoặc lên đồng được tổ chức trong các lễ hội đền thánh, phủ mẫu,…

Về cơ bản, lên đồng là nghi thức giao tiếp giữa con người và thần linh nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh…. Một số bộ phận người Việt cho rằng linh hôn của người hết luôn tồn tại và theo dõi người thân còn sống. Lên đồng là cách để linh hồn người chết hiện về và giúp đỡ, chỉ dẫn người còn sống hướng đi tốt lành.

Đứng từ góc độ khoa học từ chưa có lời giải thích chính xác về việc lên đồng. Chưa có nhà khoa học nào khẳng định có hay không sự tồn tại của một thế lực siêu nhiên trong việc xuất nhập hồn. Mọi việc điều xuất phát từ lòng tin, mê tín dị đoan, tin vào những điều huyền bí của thế giới tâm linh.

Hiện Tượng Lên Đồng Có Thật Không?-2

Lên đồng thường diễn ra ở đâu?

Nghi thức lên đồng thường tổ chức ở các đền, miếu, phủ mẫu, … do nhu cầu tâm linh của người Việt nên nghi lễ này tổ chức nhiều lần trong năm vào dịp lễ tết. Hoặc được tổ chức vào các ngày hội đền thánh. Cụ thể như những ngày lễ hội dưới đây:

  • Hầu bóng đền (sau lễ giao thừa năm mới)
  • Lễ Hầu Thượng Nguyên ( tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng)
  • Hầy Nhập Hạ (tổ chức vào tháng Tư)
  • Lễ Hầu Tán Hạ (tổ chức vào tháng Bảy)
  • Lễ Hầu Tất Niên (tổ chức vào tháng Chạp cuối năm)
  • Lễ Hạp Ấn (tổ chức ngày 25 tháng Chạp hàng năm)

Đặc biệt trong năm sẽ có 2 lễ Hầu Đồng quan trọng nhất vào tháng 3 và tháng 8. Tức là tháng 3 là ngày giỗ của Thánh Mẫu, tháng 8 là ngày giỗ của vua cha Bát Hải, Đức Thánh Trần

Nghi thức lên đồng

Hiện Tượng Lên Đồng Có Thật Không?-3

Khi lên đồng, thần linh nhập hồn vào ông(bà) đồng, lúc này ông(bà) đồng không còn hiện biết ra mình. Lúc này chính là vị thần thánh sẽ xuất hiện và phá truyền, diệt trừ tà ma, ban phúc ban lộc cho bạn.

Để phục vụ cho nghi thức này, người ta đã phối hợp với lễ nhạc Hát Chầu Văn để phục vụ cho quá trình lên đồng hiển thánh. Người đúng giá hầu đồng được gọi là Thanh Đồng. Người này có thể là nam hoặc nữ, nếu là nam giới được gọi là “cậu”, nữ lên đồng được gọi là “cô”. Trang phục của người lên đồng nhất thiết là áo dài đen, quần trắng, đội khăn xếp đội mũ và áo cài.

Trước khi lên đồng, ông(bà) đồng phải thông qua chủ đền, miếu để làm lễ cúng chúng sinh và lễ Thánh. Để thực hiện lễ cúng này, bạn cần chuẩn bị mâm lễ vật gồm quần áo, tiền lá vàng, thỏi bạc, cháo và các loại bánh.

Trình tự của một giá đồng

Hiện Tượng Lên Đồng Có Thật Không?-4

Dưới đây là trình tự, các bước của một buổi lên đồng. Mời bạn xem qua.

1. Thay lễ phục

Thường nghi thức lên đồng có đến 36 giá đồng tượng trưng cho 36 vị thánh. Mỗi vị thánh đều có lễ phục riêng phù hợp với danh hiệu của vị thánh đó. Màu sắc cũng khác biệt, từng phu từng gốc tích, phẩm hàm đều khác nhau.

2. Dâng hương hành lễ

Đây là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong nghi lễ hầu đồng. Tay trái của ông(bà) đồng cầm một bó nhang đốt sẵn. Lưu ý bó nhang này được bọc trong chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải của ông(bà) đồng rút một nén nhang huơ lên bó nhang đang cầm trên tay trái rồi phù phép. Động tác này được gọi là khái nông, xua đuổi tà ma.

3. Lễ tháng giáng

Khi vị thánh đã nhập hồn vào ông(bà) đồng thì buông bó nhang xuống và chắp tay, nghiêng mình ra hiệu cho con cháu, đệ tử biết. Khi thánh đã nhập thì người hầu đồng không còn là người phàm nữa. Lúc này người hầu đồng sẽ nhảy múa, phán truyền, diệt tà ma quỷ…

4. Múa đồng

Khi thánh thần nhập vào người hầu đồng, lúc này hầu đồng không còn là người phàm nữa. Người hầu đồng chính là thần thánh hiển linh và nhảy múa theo lễ nhạc Hát Chầu Văn. Mỗi động tác múa trong giá đồng phản ánh con người thật của vị thánh giáng đồng.

5. Ban lộc và nghe Văn Chầu

Sau khi múa các thánh linh sẽ ngồi nghe cung văn hát. Nếu thánh hài lòng sẽ thể hiện động tác về gối, thưởng tiền cho cung văn. Lúc này những người xem hầu bóng ngồi xung quanh để thánh thần ban lộc, phán truyền,… Ngược lại không hài lòng sẽ đập phá, vứt bỏ mọi thứ xung quanh.

6. Thánh thăng

Sau khi phán truyền cho các đệ tử, người hầu đồng sẽ ngồi yên, hau tay bắt chéo trước trán song quạt che lên đỉnh đầu, khẽ rung mình. Đây là dấu hiệu thánh linh rời khỏi xác của người hầu đồng hay còn gọi là thánh thăng. Sau khi thánh thăng, người phụ hầu đồng cấp tốc lấy khăn phủ diện lên đầu người hầu đồng, đồng thời cung văn nổi nhạc và hát điệu thánh xa giá hồi cung.

>>> Xem thêm: Vía nặng vía nhẹ là gì? Cách nhận biết người vía nặng vía nhẹ

Bên trên là những lý giải về hầu đồng (lên đồng). Vốn là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng văn hóa của người Việt. Là nghi thức giao tiếp giữa người và thần linh thông qua ông đồng, bà đồng. Khi thần linh nhập hồn vào thân xác của ông, bà đồng sẽ chỉ dẫn đường đi cho con cháu, đệ tử. Giúp trừ ma diệt quỷ, chữa bệnh, ban phúc cho con người.

Chia sẻ