Cách cúng tết Đoan Ngọ: Lễ vật, văn khấn, thời gian

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết diệt sâu bọ được người Việt chúng ta tổ chúc cúng bái vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngày này, mọi người sẽ làm mâm cơm bao gồm đồ mặn, bánh trái, hoa quả,… để dâng lên tổ tiên. Để cầu mong sức khỏe được dồi dào, vận trình làm ăn được thuận lợi và hanh thông. Tài lộc đông đầy, gia đạo bình an và hạnh phúc. Tuy nhiên với một số gia đình trẻ vẫn chưa biết cách cúng tết Đoan Ngọ như thế nào mới là đúng và chuẩn nhất. Hãy cùng NgayAm tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé.

Cúng tết Đoan ngọ là thời gian nào trong năm?

Cách cúng tết Đoan Ngọ: Lễ vật, văn khấn, thời gian-1

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết Đoan Dương, tết diệt sâu bọ. Ngày này được xem là ngày tết truyền thống của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đoan có nghĩa là mở đầu, bắt đầu. Ngọ là chỉ thời gian, giờ Ngọ khoảng từ 11h giờ – 13h chiều.

Vì vậy mọi người cúng tết Đoan Ngọ trong khoảng thời gian này nhằm cầu bình an và may mắn. Thường tết Đoan Ngọ sẽ diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, mọi người sẽ làm mâm cơm cùng lễ vật cúng để dâng lên tổ tiên và các vị thần để cầu bình an, sức khỏe và may mắn.

Nguồn gốc của ngày tết Đoan Ngọ

1. Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Vào thời kỳ kháng chiến của Trung Quốc, có một vị thần nước Sở tên là Khuất Nguyên – ông là vị trung thần thiên tài và am hiểu rất nhiều nền văn hóa nổi tiếng của các nước trên thế giới.

Theo tuyên truyền, ông là tác giả cảu bài thơ Ly Tao nổi tiếng trong trong nền văn hóa Trung Hoa lúc bấy giờ. Nội dung bài thơ mang một tâm trạng khá đau buồn vì đất nước đang có nguy cơ suy vong, mất nước.

Do can ngăn vua Hoài Vương không thành lại bị gian thần hãm hại nên trung thần Khuất Nguyên dã gieo mình xuống dòng sông Mịch La tự tử vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Để thương tiếc vị trung thần này, người dân Trung Hoa cứ đến ngày này sẽ làm mâm cơm và bánh trái để cúng người đã khuất này. Điều đặc biệt trong mâm lễ vật cúng vị thần này là bánh sẽ được quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài rồi thả dưới giữa dòng sông.

2. Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Theo tuyên truyền của người xưa, khi mùa màng của bà con thất thu bởi đàn sâu bọ phá hoại ăn hết hoa mùa. Bỗng dưng xuất hiện một ông lão tự xưng là Đôi Truân, bày cho bà con cách diệt sâu bọ chết và mang lại mùa màng bội thu cho bà con nông dân.

Ông lão bảo người dân về nhà chuẩn bị mâm cơm lập trước cửa nhà. Sau đó cầu thần linh cai quản đất đai trong vùng ban ơn phúc lành để mùa màng được bội thu, trúng mùa. Lúc đầu bà con không tin nhưng bấm bụng làm theo. Kết quả khi vừa tàn cây hương thì đàn sâu bọ đang phá hoại mùa màng dần tan hết.

Ông lão còn bảo thêm: Sâu bọ cứ vào ngày này hằng nay chúng rất hung hăng. Vì thế bà con nên làm mâm cơm cúng thần linh để cầu bình an và may mắn. Về sau này, người dân Việt Nam cứ làm theo và đặt ngày này là ngày tết diệt sâu bọ, có người lại gọi là tết Đoan Ngọ bởi thường cúng vào khoảng thời gian 11h sáng – 13hh chiều (tức là giờ Ngọ).

Ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ

Cách cúng tết Đoan Ngọ: Lễ vật, văn khấn, thời gian-2

Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, ngày tết diệt sâu bọ. Vào thời gian này, mùa màng của bà con nông dân luôn bị các loài côn trùng quấy phá. Dễ lâm vào tình trạng mất mùa, thất thu vì vậy người dân Việt Nam sẽ làm mâm cơm cúng tết Đoan Ngọ nhằm cầu bình an và chuyện canh tác hoa mùa được thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, vào ngày này các loại hoa mùa bắt đầu thu hoạch nên được bà con chuẩn bị mâm cơm để dâng lên tổ tiên, thần linh để cám ơn vì đã phù hộ, ban ơn phúc lành. Vào ngày mùng 5 tháng 5 này, nhà nhà đều nhộn nhịp và thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị lễ vật cúng tết Đoan Ngọ.

Lễ vật cúng tết Đoan Ngọ

Mâm lễ vật cúng tết Đoan Ngọ được gia chủ chuẩn bị rất tươm tất từ rất sớm của ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch bao gồm những lễ vật dưới đây:

  • Hương thắp
  • Hoa
  • Vàng mã
  • Nước
  • Rượu nếp
  • Các loại hoa quả ….Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
  • Xôi, chè
  • Bánh ú tro
  • Gạo hủ
  • Muối hủ

Tùy theo gia đình mà mâm lễ vật cúng tết Đoan Ngọ khác nhau. Chủ yếu là lòng thành mà gia chủ muốn dâng lễ các vị thần và tổ tiên. Mục đích cầu bình an, may mắn và được mùa bội thu.

Vào ngày này, con cháu trong nhà thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị lễ vật cúng. Bao gồm lễ vật như cắm hoa, bày biện mâm cúng,… Thông thường, mâm cúng sẽ được đặt ở ngoài sân trước cửa nhà hoặc trên bàn thờ tổ tiên. Có nhà thì 2 mâm lễ vật để cúng nơi chỗ.

Khi cúng gia chủ sẽ ăn mặc tươm tất sẽ thắp hương và khấn bái cầu bình an và may mắn cho cả gia đình, nhất là chuyện làm ăn, mùa màng được bội thu.

Bài văn khấn cúng tết Đoan Ngọ

Cách cúng tết Đoan Ngọ: Lễ vật, văn khấn, thời gian-3

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:……………………………………………

Ngụ tại:………………………………………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Xem thêm: Cách cúng sao giải hạn

Bên trên là cách cúng tết Đoan Ngọ đúng chuẩn nhất, quý bạn hãy tham khảo và áp dụng cho bản thân vào dịp tết Đoan Ngọ sắp tới. Chúc bạn thực hiện thành công và mang lại nhiều điều tốt lành trong cuộc sống.

Chia sẻ