Cách cúng rằm tháng Giêng tại nhà: Lễ vật, văn khấn

Ngày rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) hay còn gọi là tết Nguyên tiêu là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Cứ vào ngày này, nhà nhà chuẩn bị lễ vật cúng rằm rất tươm tất và đầy đủ. Nhằm cầu mong năm mới được bình an, khỏe mạnh và vạn sự như ý. Để tìm hiểu cụ thể hơn về cách cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn tại nhà, mời các bạn cùng NgayAm theo dõi bài viết dưới đây.

Cách cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn tại nhà

Cách cúng rằm tháng Giêng tại nhà: Lễ vật, văn khấn-1

Cứ vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hay còn gọi là tết Nguyên tiêu. Đây là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới. Nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm lễ vật cúng rằm rất tươm tất nhằm cầu bình an và sức khỏe, vạn sự như ý. Có nhiều người sau khi cúng rằm tại nhà, họ sẽ đi chùa lễ Phật cầu mong một năm bình an và đầy may mắn, tài lộc.

Ngày rằm tháng Giêng được xem là ngày lễ cúng Phật lớn nhất trong năm. Cứ đến ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng cho đến lễ vật cúng rất đầy đủ và tươm tất. Đồng thời chọn thời gian cúng thích hợp nhất.

Thông thường mọi gia đình sẽ cúng rằm tháng Giêng vào thời gian buổi sáng từ 11h – 13h của ngày 15/1 âm lịch. Trong mâm cúng rằm tháng Giêng, gia chủ cần chuẩn bị 2 mâm lễ vật cúng Phật và cúng gia tiên.

Mâm cúng lễ Phật, gia chủ hãy chuẩn bị mâm lễ đầy đủ. Gồm có vật chay cùng với hương, hoa tươi và đèn nến. Mâm lễ cúng Gia tiên sẽ được chuẩn bị mâm cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngon của truyền thống dân tộc.

Cách cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn tại nhà cần đảm bảo một số lưu ý sau:

– Dọn dẹp nơi thờ cúng được sạch sẽ và ngăn nắp. Trước khi dọn dẹp sạch sẽ nơi linh thiêng, thờ cúng tổ tiên. Gia chủ nên thắp hương, khấn xin thần linh, tổ tiên về việc dọn dẹp lau chùi này. Khi dọn dẹp bạn tránh xê dịch bát hương hoặc chân đèn nơi thờ cúng linh thiêng.

– Không được dùng hoa giả để cúng lễ rằm tháng Giêng. Điều này giúp mọi việc khấn xin suôn sẻ và đạt như ước nguyện. Gia chủ nên dùng hoa quả tươi để cúng cầu, nhất định không dùng hoa giả. Hãy sử dụng hoa cúc vàng hoặc hoa vạn thọ,…

– Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng phải tươi ngon và an toàn vệ sinh. Tốt nhất hãy dùng thực phẩm tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh. Không nên dùng những thứ bẩn để dâng cúng thần linh, tổ tiên.

Lễ vật cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?

Thường mâm lễ vật cúng rằm tháng Giêng sẽ có 2 mâm: cúng Phật và cúng Gia tiên. Mâm cúng Phật là mâm cỗ đồ chay, mâm cúng Gia tiên là mâm cỗ đồ mặn với những món ăn truyền thống của dân tộc.

Mâm cỗ cúng Phật bao gồm những món ăn chay thanh tịnh như

  • Chè xôi
  • Hoa quả
  • Những món làm từ đậu
  • Canh, món xào (chú ý không cho hạt tiêu)
  • Bánh trôi nước.

Tất cả không cần chuẩn bị số lượng quá nhiều như mâm cỗ cúng Gia tiên. Chỉ cần bày cúng ra đĩa, những bát nhỏ là được. Mâm cỗ chay cúng Phật ngày rằm tháng Giêng sẽ có khoảng 10, 12 hoặc tới 25 món.

Điểm nổi bật của mâm cỗ chay cúng Phật chính là màu sắc trên mâm cỗ. Màu sắc này đại diện cho ngũ hành tương sinh theo tuổi mệnh. Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, màu đen tượng trưng cho hành Thổ, màu trắng tượng trưng cho hành Thủy và màu vàng là màu tượng trưng cho hành Kim. Căn cứ vào ngũ hành của bản mệnh mà lựa chọn màu sắc mâm cỗ chay cúng Phật sao cho thích hợp.

Cách cúng rằm tháng Giêng tại nhà: Lễ vật, văn khấn-2

– Mâm cúng Gia Tiên: sẽ làm những món ăn mặn truyền thống.Thông thường thì một mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng sẽ có 4 bát và 6 đĩa. Tổng cộng thành tròn 10 món.

  • 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
  • 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Bên cạnh những mâm cỗ cúng Phật và cúng Gia tiên. Bạn cần chuẩn bị lễ vật hóa sớ, vàng mã, đèn nèn và hoa quả, hương,…

Cách cúng rằm tháng Giêng tại nhà: Lễ vật, văn khấn-3

Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng

Sau khi gia chủ chuẩn bị mâm lễ vật tươm tất để cúng rằm tháng Giêng. Gia chủ sẽ tiến hành thắp hướng và đọc bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng. Cầu mong bình an và may mắn, vạn sự như ý trong năm mới. Thời gian tốt nhất để cúng là vào giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 13h) vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Bài văn khấn cúng tết rằm tháng Giêng tại nhà:

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm ………….., gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nếu gia chủ có tham gia vào Phật tử, bạn có thể đến chùa hoặc ngồi trước bàn thờ Phật (tại gia) tụng kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo.

Bài ca tụng công đức của Đức Phật như sau:

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại chân như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình

Phật Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo (3 lần, 3 lạy).

Xem thêm: Cách cúng tết Đoan Ngọ

Bên trên là cách cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn tại nhà. Đây là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, vì vậy nhà nhà thường chuẩn bị mâm cỗ cùng lễ vật cúng rất tươm tất và đầy đủ. Để dâng lễ cúng Phật, cúng thần linh và tổ tiên nhằm cầu mong gia đạo được bình an, sức khỏe và vạn sự như ý. Hi vọng quý bạn sẽ áp dụng thành công cách cúng này và sớm đạt ước nguyện như khấn cầu.

Chia sẻ